Mục đích của phân loại rác thải tại nguồn
- Phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm loại, khối lượng rác thải xử lý do đó góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn có thể đem lại một lượng lớn các sản phẩm tái chế, mang lại hiệu quả kinh tế cho chính người thải rác bằng cách bán các nguyên, phế liệu có thể tái chế được, tận dụng các nguyên liệu hữu cơ sản xuất phân bón vi sinh.
- Góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng như sử dụng tài nguyên hợp lý nhất là ở trẻ nhỏ. Tiến đến xây dựng xã hội với môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Phân loại rác tại nguồn nhằm giảm tải cho công tác xử lý nhất là trong phương pháp đốt chất thải đồng thời có thể lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn phù hợp nhất.
- Phân loại rác tại nguồn góp phần gảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường tiết kiệm kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.
Zila Vietnam phối hợp triển khai phân loại rác thải tại hộ gia đình ở Viên Nội, Ứng Hòa, Hà Nội
“Sống xanh” là xu hướng của toàn cầu, phân loại rác thải là trách nhiệm của mỗi người dân
Xu hướng sống xanh là xu hướng của toàn cầu, phân loại rác thải là trách nhiệm của mỗi người dân. Hãy cùng nhau chung tay vì một Việt Nam “không rác thải sinh hoạt”, như mô hình mà các nước phát triển trên thế giới đã và đang thực hiện, điển hình là Singapore và Nhật Bản.
Singapore: tăng cường phổ biến kiến thức phân loại rác
Một thùng rác có 4 ô phân loại từ trái qua là giấy, kính, nhựa, kim loại ở Singapore – Ảnh: Straitstimes
Tại quốc đảo sư tử, gần như ở khắp nơi đều xuất hiện những thùng rác mang “màu xanh hy vọng”. Đây là các thùng rác chỉ “nhận” những thứ có thể tái chế được làm từ thủy tinh, giấy, nhựa và kim loại. Kích thước các thùng này rất lớn, cao khoảng 1,6m, to gấp 3 lần so với các thùng rác thông thường.
Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải người dân nào cũng biết rác nào tái chế được, rác nào không. Trong các năm qua, theo báo Straits Times, Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA) Singapore nhận thấy khoảng 40% lượng rác bỏ vào những thùng màu xanh này không thể tái chế. Vì lẽ đó, chính quyền ở đây đã tăng cường truyền thông, lập trang web www.go.gov.sg/recycleright để phổ cập kiến thức phân loại rác cho người dân.
Kể từ tháng 7-2021, Singapore chú trọng hơn việc giải quyết rác thải điện tử khi NEA khởi động hệ thống tái chế mới dành riêng cho loại rác này. Tới nay trên toàn đảo quốc đã có hơn 640 thùng thu gom riêng rác điện tử được đặt tại các cửa hàng bán đồ điện tử, siêu thị và các trung tâm cộng đồng.
Nhật Bản: Phạt là bị “ôm” rác
Anh N.T.P., một kỹ sư môi trường ở Tokyo, chia sẻ về cách rác thải của các hộ dân đang được xử lý như sau:
– Rác trước hết phải chia làm 2 loại là rác tươi, có thể đốt được. Anh P. nói vui về loại rác này: “Ở đây khổ lắm, rác tươi cũng phải… om vì một tuần chỉ có 2 ngày người ta gom rác này”.
– Rác tái chế thì có nhiều loại như túi nilông, vỏ lon, chai nhựa, chai thủy tinh, giấy bìa, vải vóc quần áo… Tất cả phải để riêng từng loại và được gom mỗi tuần một lần.
Rác tái chế khác như đồ điện nhỏ, kim loại… thì 2 tuần được gom 1 lần. Với đồ điện, đồ gia dụng có kích thước lớn thì phải mua tem (có giá cả theo quy định) dán vào đồ dùng, hẹn ngày đơn vị thu gom đến mới được “thải” ra.
Tại các thành phố lớn, rác thải được quy định đựng trong các túi nilông có độ trong suốt nhất định, để đơn vị thu gom rác nhìn thấy trong túi là loại rác nào. Loại túi này phải mua theo quy định. Ở các tỉnh có quy định túi riêng.
Do đã có quy định kỹ càng nên hình phạt dành cho việc không phân loại rác chính là… không được thu gom. Rác thải sau khi phân loại kỹ thì chỉ được đem ra lề đường chờ gom theo đúng lịch của từng loại.
Ở Nhật không có chuyện nhà này đem rác qua nhà kia nên không phân loại đúng và thải đúng ngày, bịch rác cứ chình ình trước cửa nhà mình khi “ông đi qua bà đi lại” thì rất… dị thường trong một xã hội ngăn nắp, nề nếp như Nhật Bản.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: